Подробнее на сайте: http://samodelkami.ru http://mending-house.ruhttp://pro-nedvijimosti.ru http://hold-house.ru http://grand-builder.ru
http://lavandamd.ru http://investment-money.ru
http://sdelaisebe.ruhttp://grand-construction.ruhttp://poleznii.ruhttp://stroi-rukami.ruhttp://samodelnaya.ruhttp://samodelkinov.ru http://build-dwelling.ru http://samodelnii.ru
 

1. Các tỉnh phía Bắc

 a. Trên lúa
 + Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6: Gia tăng cả về mật độ và diện tích trên các trà lúa hè thu, lúa mùa sớm sau trỗ bông đặc biệt tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, cần theo dõi và xử lý kịp thời ở nơi có mật độ cao, nhất là những diện tích hiện có bệnh lùn sọc đen hoặc đã có vụ trước.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tuổi lớn tiếp tục hại trên lúa đòng-trỗ; gây hại nặng cục bộ ở những diện tích có mật độ sâu cao, nhất là trên lúa đòng các tỉnh ven biển Bắc bộ nếu không phòng trừ kịp thời. Cần tiếp tục tăng cường giám sát đồng ruộng, phân loại diện tích nhiễm và phòng trừ ở những ruộng lúa có mật độ sâu cao.

 - Bệnh lùn sọc đen: Phát sinh trên trà lúa muộn tại một số tỉnh Bắc bộ, giai đoạn trước đứng cái-làm đòng. Khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời như tiêu hủy cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy.
 - Sâu đục thân 2 chấm: sâu non lứa 4 tiếp tục gây bông bạc trên lúa đòng-trỗ.
 - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, khô vằn tiếp tục phát sinh tăng, nhất là sau các đợt mưa giông.
 b. Cây trồng cạn
 - Ngô: Bệnh đốm lá, khô vằn…tiếp tục hại.
 - Cam chanh: Nhện rám vàng, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen…tiếp tục hại.
 - Vải, nhãn: Sâu đục gân lá, nhện lông nhung…tiếp tục hại.
 - Chè: Bọ trĩ, rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ vẫn là đối tượng hại chủ yếu.
 

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

 a. Lúa
 - Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa hè thu chắc xanh-đỏ đuôi. Cần tập trung theo dõi và phòng trừ kịp thời ở những diện tích có mật độ cao, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước.
 - Bệnh đạo ôn lá, cổ bông gia tăng hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng. Cần phát hiện và phòng trừ sớm, nhất là những diện tích bón thừa đạm, vùng ổ bệnh hàng năm.
 - Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục theo dõi để xử lý kịp thời tại các vùng đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước.
 - Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.
 - Chuột: Gia tăng hại mạnh lúa vụ 3 giai đoạn đẻ nhánh-đứng cái.
 b) Trên rau màu, cây công nghiệp: Các loại sâu bệnh…tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.
 

3. Các tỉnh phía Nam

 a) Lúa
 - Trong tuần tới sẽ có đợt rầy cám mới nở rộ, tuy nhiên mật số sẽ không cao và chủ yếu nhiễm ở mức độ từ nhẹ đến trung bình trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trổ. Cần lưu ý chỉ phun trừ khi rầy cám nở rộ tuổi 2-3, mật số >3 con/tép bằng một trong những loại thuốc chống lột xác, lúa giai đoạn trổ chín không cần xử lý thuốc.
 - Do tình hình thời tiết vẫn còn mưa nhiều, ẩm độ không khí cao trong tuần tới khả năng bệnh đạo ôn vẫn còn phát sinh phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.
 - Tiếp tục theo dõi bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để xử lý kịp thời.
 Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến bệnh đốm vằn, bệnh lem lép hạt, sâu cuốn lá nhỏ từ giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
 

b) Trên cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cần phân loại mức độ nhiễm bệnh trên cơ sở đó chỉ đạo khoanh vùng dập dịch; tổ chức thực hiện thu gom, tiêu hủy cành bệnh; phòng trừ nhện và côn trùng môi giới truyền bệnh, nhất là trước các đợt lộc, đợt hoa; tạo thông thoáng cho vườn nhãn và bón phân để cây mau phục hồi.



Theo Cục bảo vệ thực vật