1. Các tỉnh phía Bắc

Подробнее на сайте: http://mellmo.ruhttp://firstmedicine.ruhttp://more-health.ruhttp://pilot-in2it.ruhttp://rich-health.ruhttp://free-health.ruhttp://grand-medicine.ruhttp://german-medicine.ru
http://natural-treatment.ruhttp://live-medicine.ru http://free-medicine.ruhttp://israeli-medicine.ruhttp://medicine-plus.ru http://begin-travel.ru
http://grand-business.ru
 a) Trên lúa:
 + Sâu cuốn lá nhỏ: Lứa 6 tiếp tục gây hại trên lúa đứng cái – đòng, trỗ; gây hại nặng cục bộ ở những diện tích có mật độ sâu cao, nhất là trên lúa đòng, trỗ, các tỉnh Bắc Trung bộ nếu không phòng trừ kịp thời. Cần tiếp tục tăng cường giám sát đồng ruộng, phân loại diện tích nhiễm và phòng trừ ở những ruộng lúa có mật độ sâu cao, ngay khi sâu còn tuổi nhỏ.

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 6 nở rộ, gia tăng cả về mật độ và diện tích, đặc biệt trên các trà lúa hè thu sau trỗ bông, lúa mùa sớm giai đoạn đòng-trỗ tại các tỉnh Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, cần theo dõi và xử lý kịp thời ở nơi có mật độ cao, nhất là những diện tích hiện có bệnh lùn sọc đen hoặc đã có vụ trước.

 

+ Bệnh lùn sọc đen: Tiếp tục phát sinh trên lúa mùa tại các tỉnh Bắc bộ. Khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời như tiêu hủy cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy.

 

+ Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc trên lúa hè thu, mùa sớm giai đoạn đòng-trỗ và gây dảnh héo trên lúa mùa chính vụ, muộn đang ở giai đoạn đẻ nhánh.

 

b) Cây trồng cạn:

 

- Bệnh chồi cỏ, sâu đục thân, bọ hung hại mía tiếp tục gây hại.

 

- Cam chanh: Nhện trắng, sâu vẽ bùa, bệnh muội đen…tiếp tục hại

 

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

 

a) Trên lúa:

 

- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa hè thu giai đoạn sau trỗ; bệnh đạo ôn lá, cổ bông gia tăng hại trên lúa mùa và lúa rẫy ở Tây Nguyên và một số diện tích lúa gieo khô ở các tỉnh đồng bằng; cần theo dõi chặt, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước để xử lý kịp thời.

 

- Bệnh lùn sọc đen: Bệnh tiếp tục phát sinh tại Đà Nẵng. Tập trung theo dõi chặt tại các vùng đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước, nhất là Quảng Nam, Bình Định và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy bệnh

 

- Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh.

 

- Chuột: Gia tăng hại mạnh lúa vụ 3 giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái. Hại cục bộ lúa hè thu

 

3. Các tỉnh phía Nam

 

a) Trên cây lúa:

 

Dự báo đến cuối tuần rầy cám bắt đầu nở. Các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ tình hình rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ, cần phun xịt kịp thời khi mật số rầy nâu trên 3 con/tép. Rầy trưởng thành vẫn còn di trú rải rác do lúa hè thu còn thu hoạch.

 

- Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bệnh đạo ôn tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ. Phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện, phun ngừa đạo ôn cổ bông trước và ngay sau khi lúa trổ xong.

 

b) Trên cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại và phát triển nhanh tại các tỉnh ĐBSCL.

 

Cần thông kê, phân loại diện tích nhiễm và mức độ nhiễm bệnh cụ thể ở từng địa phương trên cơ sở đó chỉ đạo khoanh vùng dập dịch; tổ chức thực hiện thu gom, tiêu hủy cành bệnh; phòng trừ nhện và côn trùng môi giới truyền bệnh, nhất là trước các đợt lộc, đợt hoa; tạo thông thoáng cho vườn nhãn và bón phân để cây mau phục hồi.

 



Theo Cục bảo vệ thực vật