QUY CÁCH BAO GÓI
Sản phẩm được đóng trong bao bì hai lớp
Lớp ngoài: PP
Lớp trong: PE hoặc HDPE/LDPE,
Khối lượng tịnh 50 kg.
YÊU CẦU KỸ THUẬT
Nguyên liệu: Từ khí đồng hành được cấp từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (Bà Rịa - Vũng tàu), chủ yếu từ nguồn khí của mỏ Bạch Hổ (Bể Cửu Long) và khí thiên nhiên của bể Nam Côn Sơn bằng đường ống dẫn khí.
An toàn, vệ sinh, sức khỏe, môi trường: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam.
Ngoại quan: Các chỉ tiêu về ngoại quan của urê được kiểm tra bằng phương pháp trực quan theo các yêu cầu quy định trong bảng TCVN 2619-1994, kết quả: Hạt màu trắng, hoặc hơi ngà vàng không có tạp chất bẩn nhìn thấy được, hoà tan tốt trong nước.
Chỉ tiêu chất lượng (cơ, lý, hóa, sinh, ...)
Tên chỉ tiêu | Đơn vị | TCVN 2619-1994 | Tiêu chuẩn công bố | |
Dạng bên ngoài | Hạt màu trắng, hoặc hơi ngà vàng không có tạp chất bẩn nhìn thấy được, hoà tan tốt trong nước. | |||
Nitơ (N) | % | 46,0 min | 46,3 min | |
Biurét | % | 1,5 max | 1,0 max | |
Độ ẩm | % | 1,0 max | 0,4 max | |
Cỡ hạt ở biên độ sàng 65 | >2.8mm | % | ||
1.0 ÷ 2.8mm | % | 90 min | 90 min | |
< 1.0mm | % |
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển và hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng
- Bao bì: Urê được đựng trong các bao bì bằng các loại chất dẻo tổng hợp, lớp ngoài PP và lớp trong PE, đảm bảo giữ được độ ẩm và chịu lực không làm rách vỡ khi vận chuyển.
- Nhãn được in trên bao bì bằng mực không phai, có nội dung sau:
URÊ | |
HÀM LƯỢNG NITƠ: | 46,3% min |
BIURÉT: | 1,0% max |
ĐỘ ẨM: | 0,4% max |
KHỐI LƯỢNG TỊNH: | 50 kg |
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất:NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ - KCN Phú Mỹ I, Huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu
- Cách bảo quản: bảo quản urê trong kho khô, sạch, được che mưa nắng, không được để trực tiếp với sàn ẩm ướt. Không được xếp lẫn với với các loại phân bón và hóa chất khác.
- Vận chuyển: vận chuyển trên các phương tiện phổ thông, được che mưa, nắng.
- Hướng dẩn sử dụng: thích hợp với mọi loại cây trồng và mọi loại đất.
- Hạn sử dụng: trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẠM URÊ
Đạm urê sử dụng thích hợp cho tất cả các loại cây trồng trên các vùng đất khác nhau.
1.1. BÓN PHÂN CHO LÚA CAO SẢN (HÌNH LÚA)
Bón phân đơn
Mùa vụ/Loại đất | Lượng phân bón (kg/ha) | ||
Urê | Super lân | Kali (hồng) | |
1. Vụ Đông Xuân - Đất phù sa - Đất phèn |
200 - 250 170 - 200 |
150 - 250 200 - 300 |
50 - 60 40 - 50 |
2. Vụ Hè Thu - Đất phù sa - Đất phèn |
170 - 220 130 - 180 |
200 - 300 300 - 400 |
50 - 60 40 - 50 |
Tỉ lệ lượng phân bón cho các thời kỳ như sau:
7-10NSS | 20-25NSS | 40-45NSS | |
Urê | 25% | 45% | 30% |
Super lân | 100% | - | - |
Kali | 30% | 30% | 40% |
Nếu ở giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì nên bón dặm urê hoặc NPK để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
Bón phân đơn kết hợp với NPK 16-16-8-13S và DAP:
Mùa vụ/Loại đất | Lượng phân bón (kg/ha) | |||
Urê | NPK 16-16-8-13S | DAP | Kali (hồng) | |
1. Vụ Đông Xuân - Đất phù sa - Đất phèn |
130 – 150 120 - 130 |
150 – 160 150 - 160 |
70 - 90 80 - 100 |
20-30 20-30 |
2. Vụ Hè Thu - Đất phù sa - Đất phèn |
100 – 130 90-110 |
150 – 160 150 - 160 |
70 - 90 80 - 100 |
20-30 20-30 |
Nếu ở giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì nên bón dặm urê hoặc NPK để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây.
LƯU Ý KHI BÓN PHÂN ĐẠM
- Nên bón phân đạm cho lúa lúc chiều mát, mực nước trong ruộng khoảng 5 cm là vừa phải.
- Không nên bón phân đạm cho lúa lúc sáng sớm vì khi đó lá lúa còn ướt sương, hạt đạm dính vào lá dễ gây cháy và thất thoát.
- Không nên bón phân đạm lúc giữa trưa nắng nóng, nhiệt độ cao, đạm sẽ thất thoát do bị bốc hơi nhanh.
- Không nên bón phân đạm lúc trời mưa hoặc khi mực nước ruộng quá cao vì đạm sẽ thất thoát do bị rửa trôi.
BÓN PHÂN CHO CÂY CÀ PHÊ
Lượng bón qua các thời kỳ như sau (kg/ha):
Tuổi cây | Lượng phân bón (kg/ha) | ||
Urê | Lân nung chảy | Kali | |
Năm 1 | 200 | 300 | 80 |
Năm 2 | 260 | 500 | 100 |
Năm 3 | 430 | 600 | 250 |
Giai đoạn kinh doanh:
Tuổi cây | Lượng phân bón (kg/ha) | ||
Urê | Lân nung chảy | Kali | |
Thời kỳ kinh doanh | 430 | 750 | 340 |
Thời kỳ phục hồi | 350-430 | 500-750 | 250-330 |
Có thể phun thêm phân vi lượng: Zn, Bo, Mg... lên lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Mỗi năm bón 3 lần như sau:
Thời gian bón | Tỉ lệ bón vào các tháng trong năm (%) | ||
Urê | Lân nung chảy | Kali | |
Tháng 4 - 5 | 35% | - | 30% |
Tháng 7- 8 | 40% | 40% | 40% |
Tháng 10-11 | 25% | 60% | 30% |
Cách bón: đào rãnh hình vành khăn quanh gốc theo đường kính tán lá. Bón xong lấp đất lại.
BÓN PHÂN CHO CÂY CAO SU
Lượng bón cho cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Năm tuổi | Lượng phân bón (kg/ha) | ||
Urê | Lân nung chảy | Kali | |
1 | 50 | 150 | 15 |
2 | 120 | 360 | 30 |
3-6 | 150 | 450 | 40 |
Lượng bón cho cao su thời kỳ kinh doanh:
Năm cạo | Lượng phân bón (kg/ha) | ||
Urê | Lân nung chảy | Kali | |
1-10 | 170 | 450 | 130 |
11-20 | 220 | 500 | 160 |
Yêu cầu:
Thời vụ bón:
- Chia lượng phân ra bón 2 lần/năm. Lần đầu bón 2/3 lượng đạm, Kali và 100% lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa).
- Lần 2 bón lượng phân còn lại vào tháng 10.
Cách bón:
- Trộn kỹ, chia và rãi đều lượng phân từng đợt thành Băng rộng 1-1,5m giữa luồng cao su.
- Đối với đất dốc trên 15% thì bón vào hệ thống hố giữ màu và vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.