1- Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Cây chè là cây có nguồn gốc vùng cận nhiệt đới, giới hạn nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-280C. Chè không yêu cầu nghiêm ngặt về đất song chè thích hợp trên đất nhiều mùn, chua pH 4,0 - 6,0, tơi xốp có tầng canh tác dày 50 cm trở lên, mực nước ngầm sâu từ 100 cm trở lên và độ dốc bình quân đồi không quá 250
2. Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng: Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1 - 2 và tháng 7 - 8; Phía Nam tháng 2 - 3 và tháng 5- 7. Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1 - 3 và tháng 8 - 9; Phía Nam tháng 2 - 4 và tháng 6 - 7 khi đất đủ ẩm.Khoảng cách trồng: Nơi dốc dưới 150 : Hàng cách hàng 1,4 - 1,5 m, cây cách cây 0,4 - 0,5 m. Nơi dốc trên 150 : Hàng cách hàng 1,2 - 1,3 m, cây cách cây 0,3 - 0,4 m. Đất trồng chè phải được cày vùi phân xanh trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Khi trồng thì bổ hố hay cày rạch sâu 20 - 25 cm theo rãnh hàng đã được đào để trồng bầu cây. Trồng xong tủ cỏ, rác hai bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 - 10 cm và rộng 20 - 30 cm mỗi bên. Loại cỏ , rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.
3- Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng với cây chè
Nhu cầu phân bón đối với cây chè phụ thuộc nhiều vào tuổi cây và năng suất thu hái hàng năm. Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Phân đạm có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất.
- Phân lân có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân chủ yếu là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm.
- Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, ở những nơi đất thiếu kali nếu bón đầy đủ Kali cho chè thì tác dụng của kali rất rõ rệt năng suất có thể tăng từ 28-35 %, hàm lượng tannin tăng 6,7 % và các chất hòa tan 8 %.
Cây chè thiếu kali có hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%. Thiếu kali ở cây chè ban đầu thường có biểu hiện lá vàng, giòn và lá chè thường bi khô đầu lá và cháy hai bên rìa lá. Khi phát hiện có triệu chứng thiếu kali cần phải bón phục hồi ngay vì phục hồi sinh trưởng của cây khó khăn hơn so với thiếu các nguyên tố khác.
3.1 Liều lượng phân bón cho chè
Phân bón cho chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản được điều chỉnh theo tuổi và trong giai đoạn kinh doanh được điều chỉnh theo năng suất. cụ thể liều lượng phân bón cho chè qua các năm ở giai đoạn KTCB và giai đoạn kinh doanh như sau: 3.1.1. Phân bón cho chè trong giai đoạn KTCB (1ha) Bảng 10: Bón phân cho mỗi ha chè kiến thiết cơ bản (2 - 3 năm sau trồng)
Loại chè | Loại phân | Lượng phân (kg) | Số lần bón | Thời gian bón(vào tháng) | Phương pháp bón |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Chè tuổi 1 | NP2O5K2O | 403030 | 2 11 | 2 - 3 và 6 -72 - 32 - 3 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín. |
Chè tuổi 2 | NP2O5K2O | 603040 | 211 | 2 - 3 và 6 - 72 - 32- -3 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 25 - 30 cm, lấp kín. |
Đốn tạo hình lần I (2tuổi) | Hữu cơ P2O5 | 15.000 - 20.000 100 | 1 1 | 11 - 12 11 - 12 | Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín. |
Chè tuổi 3 | NP2O5K2O | 804060 | 2 12 | 2 - 3 và 6 - 72 - 3 2 - 3 và 6 - 7 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, cách gốc 30 - 40 cm, lấp kín. |
3.1.2- Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh (1ha) Bảng 11: Bón phân cho mỗi ha chè kinh doanh
Loại chè | Loại phân | Lượng phân(kg) | Số lần bón | Thời gian bón(vào tháng) | Phương pháp bón |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Các loại hình kinh doanh 3 năm 1 lần | Hữu cơ P2O5 | 25.000 - 30.000 100 | 1 1 | 12 - 1 12 - 1 | Trộn đều, bón rạch sâu 15 - 20 cm, giữa hàng, lấp kín. |
Năng suất đọt dưới 60 tạ/ha | NP2O5K2O | 100 - 12040 - 6060 - 80 | 3 - 412 | 2 ; 4 ; 6 ; 822 ; 4 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 % hoặc 40 - 30 - 30% N; 100 % P2O5; 60 - 40%K2O |
Năng suất đọt 60 - dưới 80 ta/ha | NP2O5K2O | 120 - 18060 - 10080 - 120 | 3 - 412 | 2 ; 4 ; 6 ; 822 - 4 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 40 - 20 - 30 - 10 hoặc 40 - 30 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O. |
Năng suất đọt 80 - dưới 120 tạ/ha. | NP2O5K2O | 180 - 300100 - 160120 - 200 | 3 - 512 - 3 | 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 911 ; 5 ; 9 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 30 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10%K2O. |
Năng suất đọt từ 120 tạ/ha trở lên | NP2O5K2O | 300 - 600160 - 200200 - 300 | 3 - 512 - 3 | 1 ; 3 ; 5 ; 7 ; 911 ; 5 ; 9 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 30 - 20 - 30 - 20 - 10% hoặc 30 - 20 - 30 - 20% N; 100% P2O5; 60 - 30 - 10%K2O. |
3.3- Bón phân cho chè phục hồi (1ha)
Nương chè tuổi lớn, mất khoảng dưới 40% cần tiến hành phục hồi.
Đào rãnh hay hố trồng giặm rộng 40 cm, sâu 30cm, bón phân hữu cơ lượng 2,5 - 3,0 kg/ gốc, trộn đất lấp kín trước khi giặm ít nhất 1 tháng. Bón phân cho 1 ha cụ thể như sau: Bảng 12: Bón phân cho mỗi ha chè phục hồi
Loại phân | Lượng phân (Kg) | Số lần bón | Thời gian bón(vào tháng) | Phương pháp bón |
Hữu cơ | 20.000 - 30.000 | 1 | 12 - 1 | Trộn đều với phân lân, bón rạch sâu 15 - 20 cm , giữa hàng, lấp kín. Bón trước 1 năm đối với chè đốn đau, đốn trẻ lại. |
N-P2O5-K2O | 200 - 300100150 - 200 | 2 - 312 | 2 ; 5 ; 812 - 12 ; 6 | Trộn đều, bón sâu 6 - 8 cm, giữa hàng, lấp kín. Bón 60 - 40 % hoặc 30 - 40 - 30% N; 100% P2O5; 60 - 40%K2O |
4. Hiệu lực của Kali đối với cây chè
Khó có thể đưa ra một con số cụ thể về hiệu lực của kali trong việc tăng năng suất chè. Hiệu lực của kali đối với chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hàm lượng kali trong đất, khả năng cung cấp kali của đất và tuổi của chè. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thọ Lộc và Hồ Quang Đức (1994), bón kali cho chè đạt hiệu quả kinh tế khá cao, hiệu suất 0,6 - 2,1 kg chè khô/kg K2O, trung bình khoảng 1,6 kg.