Trồng cây che bóng: Cây che bóng, che gió tạm thời: dùng cây muồng hoa vàng, cốt khi trồng thành băng ở giữa hai hàng cà phê, cách gốc 60-80 cm để che bóng, chắn gió. Thường xuyên phải rong tỉa các cành phủ lên than lá cà phê.

Cây che bóng vĩnh viễn:
- Cây che bóng tầng cao: Dùng muồng đen trồng theo khoảng cách 12x18 m hoặc 12x24 m (5 hàng cà phê 1 hàng muồng đen).

- Cây che bóng tầng trung: dùng keo đậu trồng theo khoảng cách 6 x 6 m. Vị trí nào có cây muồng đen thì không trồng keo đậu.

Tưới nước:
- Đối với cà phê kiến thiết cơ bản,Tưới gốc: năm đầu 60 lít /gốc, năm thứ 2, 3: 90 lít /gốc cho mỗi lần tưới.Chu kỳ tưới 15 - 20 ngày /lần. Nơi có điều kiện dùng vòi tưới phun mưa để tưới thì lượng nước 400 - 500 m3/lần/ha với chu kỳ như trên.

- Đối với cà phê kinh doanh: bắt đầu tưới khi những lứa hoa đã hình thành mỏ sẻ, cứ 15-20 ngày tưới một lần cho đến đầu mùa mưa mỗi lần tưới 500-600 m3/ha, riêng lần tưới đầu tiên phải tưới đẫm: 700 - 800 m3/ha.

Chú ý: Tưới không đủ lượng nước sẻ làm khô cành, thậm chí chết cây.

Tạo hình, sửa cành:- Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi:Cà phê chè: hãm ngọn ở độ cao 1,4 - 1,6 m.Cà phê vối: hãm ngọn ở độ cao 1,6 - 1,8 m.

- Nuôi thêm thân: nuôi thêm 1-2 thân từ các chồi vượt khỏe ở thân chính, dưới gốc, thường xuyên đành chồi vượt trên thân, trên đỉnh nơi đã hãm ngọn.

- Sửa cành: cắt bỏ các cành yếu, cành tăm hương, cành sâu bệnh, cành mọc quá gần nhau, tạo cho cây thông thoáng.Cắt bỏ các cành già, cành đã cho quả nhiều vụ, đầu cành chỉ còn 4-5 cặp lá, cắt sâu vào trong tán chừa lại 10-20 cm, để tạo các cành thứ cấp sung sức.

- Nếu bụi cà phê bị khuyết tán thì cần nuôi thêm thân bổ sung từ các chồi vượt.

- Cà phê đã cho quả nhiều năm, các cành quả phía dưới đã già cỗi, thui rụng, tiến hành nuôi thêm tầng hai, cao trên tầng một 40-60 cm để tranh thủ 2-3 vụ quả trước khi cưa đốn phục hồi

Cưa đốn phục hồi: Vườn cà phê kinh doanh đã già cỗi, năng suất kém còn dưới 4 tạ nhân /ha thì cần cưa đốn phục hồi:

- Thời vụ cưa đốn: cuối mùa khô đầu mùa mưa, thông thường tháng 3 - 4. Độ cao cưa : 20 - 25cm. Số thân giữ lại trên gốc: 3-4 thân. Chiều cao hãm ngọn: 1,6 - 1,8m.

Sau khi cưa cần dọn sạch cây, đào các hố khuyết và trồng dặm, gieo cây phân xanh, cây đậu, bón phân theo qui trình. Thường xuyên tỉa các chồi khác, chồi vượt để tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính.

Phân bón:
Lượng phân bón: Khi chuẩn bị trồng mới bón mỗi hố: 10-20 kg phân hữu cơ + 0,5 lân, trộn phân - lấp hố.Khi trồng mới bón thêm 25g urê + 25g KCl.Định lượng phân bón cho một ha: Với mật độ trồng 1.100 - 1.300 cây/ha:

 

Năm bón

Loại phân bón kg/ha

SA

Super lân

KCl

Năm trồng mới

Năm thứ I

Năm thứ II

Măm thứ III

Các năm kinh doanh

Năm cưa đốn phục hồi

130

450

600

1000

1000

6000

 

360

600

720

750

500

65

125

125

375

500

250

- Năm trồng mới:

+ Lượng phân bón lúc trồng mới không tính vào bảng này.

+ Lượng phân của năm trồng mới bón một lần vào tháng 9-10.

Thời vụ bón:

Loại phân

Tỉ lệ giữa các lần bón

Tháng 3-4

Tháng 6-7

Tháng 8-9

Đạm

35%

40%

25%

Kali

30%

40%

30%


Chú ý: cần thay đổi chủng loại phân, không nhất thiết chỉ SA và Kali Clorua.

- Phân lân bón một lần cùng với phân hữu cơ, hoặc ép xanh.

- Với những vườn cây bội thu cần bón tăng cường thêm bằng 30% lượng phân cả năm.

Cách bón:

- Phân hữu cơ: đào hố theo hình vành khăn theo mép tán rộng 30cm sâu 30cm cứ hai ba năm bón một lần. Kết hợp với phân lân.

- Phân hóa học: Đạm và Kali trộn đều bón xung quanh gốc theo mép tán lá sâu 5-10 cm bón xong lấp ngay.

Phòng trừ sâu bệnh:

a - Bệnh rỉ sắt hại cà phê (Hemilea vastatris): gây hại chủ yếu trên cà phê chè, xuất hiện quanh năm làm rụng một phần hay toàn bộ lá.

Phòng trừ:

  • Boordo: 1%
  • Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít
  • Tilt 250 ND: 5-7 cc/ 8 lít
  • Sumi 8: 8-10 g/ 10 lít nước
  • Bayleton 25 WP: 10-20 g/ bình 8 lít.

Phun vào giai đoạn bệnh chớm phát, phun lại khi điều kiện khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển. Phun cả hai mặt lá.

Cắt bỏ cành lá xum xuê, vệ sinh đồng ruộng.

b - Bệnh nấm hồng:

Tác hại trên cành và phần ngọn cây, phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa.

Phòng trừ :

  • Cắt đốt cành bệnh kịp thời.
  • Dùng boordo 5% để quét lên vết bệnh.
  • Kasuran BTN: 24-30 g/8 lít
  • Validacin 5%: 30 cc/8 lít

c - Bệnh khô cành, khô quả:

Do thiếu dinh dưỡng hoặc do nấm collectotrichum coffeanum gây nên.

Phòng trừ: Tăng cường bón đạm và Kali nhất là các diện tích bội thu. Phun các loại thuốc gốc đồng: boordo: 1%, Kasuran BTN: 25-30 g/8 lít phun 2-3 lần/vụ, ba tuần phun một lần ở giai đoạn bệnh chớm phát.

d - Bệnh lở cổ rễ trong vườn ươm:

Xuất hiện trong mùa mưa, giai đoạn vườn ươm và giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Phòng trừ: sử dụng phân đã hoai mục làm đất vào bầu, không để trong bầu quá ướt hoặc quá khô gây vết bệnh ở phần cổ rễ. Cây bệnh nặng nhổ đốt, cây bệnh nhẹ phun:

  • Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít
  • Monceren 25 WP: 20-30 g/ bình 8 lít

Phun vào gốc.

e - Các loại rệp hại cà phê:

Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp, rệp muội đen.
Dùng các loại thuốc trừ sâu:

  • Supracide 40 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít
  • Danitol 10 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít
  • Elsan 60 EC: 15-20 cc/ bình 8 lít
  • Bi 58: 20-30 cc/ bình 8 lít

Xịt kỹ mặt dưới lá nơi rệp thường ẩn nấp.

f - Sâu đục thân mình trắng:

Tác hại chủ yếu trên cà phê chè, ở cây từ ba tuổi trở đi.

Tỉ lệ cây bị hại ở vườn cây không che bóng cao hơn.

Phòng trừ:

  • Basudin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít
  • zodrin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít
  • Dadan 95 SP.

g - Mọt đục quả:

Gây hại vào thời kỳ già đến chín (từ tháng 9 - tháng 2)

Phòng trừ: cuối vụ thu hái khẩn trương, hái quả khô còn trên cây, vệ sinh đồng ruộng tốt.

Dùng:

  • Danitol: 20-30 cc/ 8 lít
  • Sevin 85 SP 20-30 g/ 8 lít
  • Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít
  • Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít
  • Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít

Phun lúc cà phê mới chín hai lần cách nhau hai tuần.

h - Mọt đục cành:

Xuất hiện thời kỳ kiến thiết cơ bản, tháng 3-4-5

Phòng trừ: Cắt đốt cành bị mọt, cắt xuống phía dưới lỗ đục 10cm.

Dùng:

  • Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít
  • Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít
  • Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít
  • Danitol: 30 cc/ 8 lít

Theo VNG